Niệm Phật và nghe tiếng niệm Phật là một trong những phương thuốc giúp chữa lành những vết thương, xoa dịu nỗi đau, mang đến sự không sợ hãi trong lòng người Những câu chuyện nho nhỏ trong bài viết này xin được chia sẻ từ thực tế và từ những bài học sau
Người trẻ niệm Phật

Niệm Phật và nghe tiếng niệm Phật là một trong những phương thuốc giúp chữa lành những vết thương, xoa dịu nỗi đau, mang đến sự không sợ hãi trong lòng người.  Những câu chuyện nho nhỏ trong bài viết này xin được chia sẻ từ thực tế và từ những bài học sau khóa tu Niệm Phật ở chùa Hoằng Pháp của những bạn trẻ.
 

Trong họa sinh phúc

Gặp Bửu Truyện trong ngày tham dự khóa tu niệm Phật "Một ngày an lạc" ở vùng quê, chân chất trong trang phục áo lam thanh thoát, em đã kể cho tôi nghe về cái duyên đưa em đến và gắn bó với khóa tu hàng tháng. "Ngày hôm đó, em ra vườn hái đậu bắp cho mẹ đem bán buổi chợ chiều. Vừa bước tới vườn bỗng nghe tiếng kêu: "Bớ người ta, bắt ăn trộm". Lúc đó thấy một người lù khù chạy qua vườn của em. Theo bản năng, em đã rượt đuổi theo. Nhưng được khoảng 200m thì kẻ đó mất dạng. Em thở hổn hển quay trở về. Thấy em, chú bị trộm gọi em lại rồi hỏi: "Mày có quen thằng đó phải không? Đồng bọn của mày phải không". Mặc cho em giải thích, chú đó vẫn không tin và còn đến trụ sở công an xã tố cáo em vì tội ăn trộm. Đang học lớp 11, xưa giờ lại chẳng chọc phá ai, tự nhiên lại mang tai tiếng, đem lại lo lắng, ưu phiền cho gia đình... – em kể lại.

"Buồn không biết đi đâu nên em tìm đến chùa lễ Phật, than trách cuộc đời bất công với... Phật. Rồi một hôm được nghe quý thầy giảng giáo lý, hướng dẫn cách thức niệm Phật. Lúc đó em chỉ muốn hết nỗi khổ trong lòng nên ai chỉ gì là em làm nấy. Cảm thấy hoang mang hay bất an là em niệm, niệm mọi lúc, mọi nơi, cả khi ăn cơm cũng niệm"

Sau vài tuần, công an lại mời em lên làm việc. Do không đủ chứng cứ buộc tội nên họ cho em về. Coi như được một phần công bằng. Còn nỗi bực bội trong lòng thì sao. Em lại niệm Phật. "Những bước chân an lạc trong phút kinh hành theo điệu nhạc niệm Nam mô A Di Đà Phật ngân vang như tiếp cho em thêm năng lượng, giúp tinh thần em thêm vững chãi vì thế mà em có thể nhẹ nhàng đối diện với mọi thứ trong cuộc đời".

Nay nghĩ lại, nhờ cái họa đó mà em biết niệm Phật, biết cách niệm Phật để chuyển hóa những muộn phiền.

Chuyển oán hận thành tình thương

Nếu như Bửu Truyện gieo duyên đến với Phật từ chuyện oan ức thì Ngọc Hằng lại gieo bằng nỗi hận. Trích từ lời tâm sự của em trong quyển sáchLời trái tim muốn nói *, em chia sẻ khá rõ về nỗi bất hạnh, sự trớ trêu của cuộc đời mình: "Em mất ba khi lên năm. Lúc đó tuổi còn thơ ngây, không biết đó là điều mất mát lớn nhất trong đời. Thời gian cứ trôi, đến ngày trưởng thành em mới biết cha chết do người ta thuốc. Nghe xong em hận nhiều lắm, ngày nào em cũng nuôi ý niệm trả thù, càng ngày ý niệm đó càng lớn dần".

Nhưng đến ngày nọ, em gặp Phật pháp thì thù hận trong em dần chuyển hóa. "Phật pháp đã chỉ dạy cho em không được hận thù mà hãy trải tấm lòng bao dung, tha thứ cho mọi người". Bởi hận thù làm tăng thêm lòng oán giận, căm tức trong mình. Lời Phật: "Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có; Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu" đã thay đổi suy nghĩ em hoàn toàn."Càng tìm hiểu, học hỏi, tu tập theo Phật, lòng thù hận trong em dần nguội đi, cảm giác không thù hận thật sung sướng, an lạc".

Nẻo đạo thênh thang

Câu chuyện của Hồng Vân thì khác, được nhận tình thương từ cha mẹ, Vân luôn ý thức, trăn trở làm sao để có thể đền đáp công ơn của cha mẹ, làm sao làm tròn việc báo hiếu với mẹ cha?

"Em vừa thi xong đại học, nếu đậu em sẽ học đại học, sau đó trở thành cô giáo dạy tiếng Anh. Em sẽ dùng tiền lương của mình nuôi sống ba mẹ. Sống cuộc sống giống như bao người đang sống". Những suy nghĩ đó đã thay đổi từ khi em được học Phật pháp. Cuộc đời có vô số con đường, có con đường nhỏ, con đường lớn. Hạnh phúc không phải có từ những hưởng thụ vật chất, mà chủ yếu là từ tâm thức con người.

Nhờ tham gia các khóa tu, được niệm Phật, được học hỏi Phật pháp, em thấy thanh thản trong lòng. Vân cảm thấy cuộc đời rộng lớn, nẻo đạo thênh thang cho tất cả những ai muốn có sự an lạc, nhẹ nhàng xuất phát từ tâm thức mình, ít bị lệ thuộc vào các điều kiện bên ngoài xã hội. Vân thực sự cảm ơn mẹ đã cho em cơ hội đến chùa, tham dự các khóa tu mùa hè. Có lần mẹ nói: "Mẹ không có gì cho con cả. Chỉ có thể dạy con niệm Phật. Nhớ phải niệm Phật dù đi đâu hay làm gì nhen con."...

Giờ đây, ước nguyện lớn nhất của em là muốn xuất gia tu học. Có lẽ, niềm mong mỏi đó của em đã đi từ niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ. Em muốn được như quý thầy, sống không gia đình và phụng sự cho tất cả. Đó là cách để báo hiếu cha mẹ đã sinh ra em, đã hướng dẫn cho em từng bước trên nẻo vào đạo.

* Sách do Mạt Nhân Đạo Quang - Thích Tâm Long biên soạn, NXB Phương Đông ấn hành
                                                                                                                      Hạnh Ý (Theo GNO)

Về Menu

người trẻ niệm phật nguoi tre niem phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

修妬路 Màu hoa mạn đà la chỉ là hiện tượng mê 妙蓮老和尚 sám hối và thiền quán Thiền sư Mộc Trần Đạo Mân çŠ Yoga có tác dụng chống oxy hóa Làm thế nào để phòng tránh bệnh tim suy ngẫm đôi điều về sự tiếp cận Đà chân nguyên nam mô cầu sám hối bồ tát Quả lựu có công dụng trị bệnh vì sao người dân bhutan không sợ chết bão quán goi mot tieng am vong vao da nui Đà Nẵng Lễ húy nhật lần thứ 39 cố a nơi â y ta se đê n Ngài Gyalwang Drukpa Hãy chuyển hóa oán Thiền giữa đường Làm chủ thời gian của chính mình tuệ Thư Bổ sung vitamin E qua thực phẩm thử suy tư về hai mặt của tri thức Quảng VÃ Æ đời người là quý báu xin đừng lãng chÙa bテケi Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ 2 hành xứ của người xuất gia có nên sử dụng tranh tượng phật di tự tử sẽ gặp khó khăn trong việc tái xuân về cùng ôn lại hạnh nguyện từ bi thé chú tâm thiện xảo và tỉnh giác vinh biet co ut nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới thích vet thuong tinh thuc trinh cong son ç niem vui con do phat giao la mot ton giao hay mot triet ly cua đức 10 cau chuyen ngan vebai hoc lam nguoi gian don ma hạnh phúc ở đâu đó quanh đây thôi tạng thư sanh tử 还愿怎么个还法 ca co biet dau khong